Language

The Free and Open Productivity Suite
Released: Apache OpenOffice 4.1.15
OpenOffice Việt — Chỉ dẫn dịch

Nhóm Việt hoá OpenOffice

Chỉ Dẫn Thông Dịch

  1. Tôi tham gia như thế nào?
  2. Tôi cần công cụ nào?
  3. Tôi dịch gì?
  4. Tôi không dịch gì?
  5. Tôi được trợ giúp ở đâu?

1. Tôi tham gia như thế nào?

Chúc mừng bạn vào nhóm Việt hoá OpenOffice ! :)

Ghi chú : nếu bạn gặp khó khăn trong công việc nào ở dưới, bạn viết thư cho hộp thư chung hoặc cho nhé. Chúng ta giúp đỡ với nhau. :)

Để tham gia, bạn cần:

  • Đăng ký với giao diện thông dịch phân phối Pootle. Nó sẽ gửi thư xác nhận cho địa chỉ của bạn. Khi nhận thư này, bạn sao chép mã xác nhận trong nó và dán mã đó vào trường trên trang xác nhận của Pootle. Sau đó, bạn có khả năng đăng nhập.
  • Viết lá thư cho , nói rằng bạn muốn tham gia, gồm họ tên và tên người dùng của bạn ở Pootle. Chị ấy rất vui lòng gặp người dịch mới :) và sẽ gán quyền dịch cho bạn trong dự án OpenOffice.
  • Đăng ký với dự án OpenOffice. Một khi đăng ký và đăng nhập được, bạn tới nơi Internet của OpenOffice Việt và tạo Dấu nhớ trong trình duyệt Web.
  • Đăng ký với hai hộp thư chung l10n (để hỏi câu và thảo luận vấn đề bản địa hoá) và users (để hỏi câu và thảo luận vấn đề sử dụng OpenOffice).
  • Tải về đơn gán tác quyền JCA (xem trang này để tìm thông tin thêm). Mọi người muốn đóng góp cho dự án OpenOffice thì phải điền vào đơn này và đệ trình nó. Sau khi tải về, in và điền vào đơn này, bạn có thể gửi nó qua bưu điện, gửi nó qua máy điện thư, hoặc quét nó và gửi nó đính kèm thư (). Các chi tiết liên hệ nằm ở cuối đơn đó.
    • Các trường cần điền vào :
    • Full Name — họ tên
    • Email — địa chỉ thư điện tử
    • Mailing Address — địa chỉ nhà (bưu điện)
    • Telephone — số điện thoại (gồm mã quốc gia, v.d. +84 cho Việt Nam)
    • Facsimile — số điện thư (nếu có)
    • Country — tên quốc gia (v.d. "Vietnam")
    • Signed: — ký tên ở đây
    • Date — ngày ký tên (v.d. 2006-12-22)
    • Printed Name — họ tên viết chữ hoa

Lên

2. Tôi cần công cụ nào?

Công cụ phụ thuộc vào phương pháp dịch. Nếu bạn chỉ định dịch trực tuyến, chỉ cần trình duyệt Web ! Vậy bạn có khả năng dịch một số chuỗi từ bất cứ máy tính nào được kết nối tới Internet.

Tuy nhiên, có lẽ bạn không có sự kết nối Internet bền bỉ, hoặc muốn dịch ngoại tuyến vì lý do nào. Không có sao. :)

Người tham gia có khả năng dịch trực tuyến, ngoại tuyến hay cả hai.

Lên

Dịch trực tuyến

Một khi đăng ký, bạn chỉ cần đăng nhập vào Pootle. (Một khi đăng nhập lần đầu tiên, bạn cũng cần nhấn vào liến kết Đổi tùy chọn, để chọn dự án và ngôn ngữ.) Liên kết nhanh sẽ liệt kê các dự án của bạn. Nhấn vào dự án cần dịch, v.d. phần trợ giúp OpenOffice.org 2.1 Help.

Các tập tin dịch của dự án OpenOffice nằm trong cấu trúc kiểu phân cấp: mỗi thư mục chứa một số tập tin. Bạn nhấn vào liên kết là tên thư mục đến khi tìm tập tin (tên tập tin kết thúc bằng .po).

Nếu các liên kết Dịch chưa hiển thị, bạn nhấn vào liên kết Hiện các chức năng dịch bên trên danh sách các thư mục và tập tin. Nó nằm dưới đường dẫn cho bạn xem vị trí trong phân cấp dự án.

Nhấn vào liên kết dịch:

  • Dịch chuỗi mình — dịch các chuỗi đã được gán riêng cho bạn
  • Dịch nhanh chuỗi mình — dịch các chuỗi đã được gán riêng cho bạn mà chưa được dịch
  • Dịch nhanh — dịch các chuỗi chưa được dịch
  • Dịch hết — dịch mọi chuỗi

Bốn liên kết còn lại cho bạn tải xuống tập tin này. Sau khi dịch chuỗi, khuyên bạn tải xuống tập tin đó (bằng liên kết Tập tin PO để sao lưu sự cố gắng của bạn.

Khi bạn nhấn vào liên kết kiểu Dịch, máy phục vụ Pootle sẽ hiển thị một trang liệt kê chuỗi cần dịch (bạn có thể chọn số chuỗi được hiện trong Tùy chọn). Xem thêm thanh duyệt qua ở trên và ở dưới trang mà cho bạn tới hay lùi lại qua tập tin.

Mỗi chuỗi được hiển thị như thế:

  • chuỗi gốc — bên trái ở trên
  • thông tin khác về chuỗi gốc — bên trái ở dưới: không cần dịch
  • trường nhập — bên phải chuỗi gốc: bạn sẽ nhập bản dịch của chuỗi gốc vào đây
  • các nút nằm dưới trường nhập:
    • Lùi sẽ trở về chuỗi trước đó
    • Bỏ qua sẽ nhảy tới chuỗi kế tiếp
    • Chép sẽ sao chép chuỗi gốc vào trường nhập (có ích khi chuỗi gốc chứa biến hay mã định dạng)
    • Góp ý sẽ lưu văn bản bạn đã nhập như là lời góp ý cho người dịch xem lại
    • Đệ trình sẽ văn bản bạn đã nhập như là bản dịch hiện thời
  • liên kết nằm dưới những nút này:
    • lớn sẽ làm cho trường nhập cao hơn
    • nhỏ sẽ làm cho trường nhập ít cao hơn
    • rộng sẽ làm cho trường nhập rộng hơn
    • hẹp sẽ làm cho trường nhập ít rộng hơn
    • đặt lại sẽ đặt lại trường nhập về kích cỡ mặc định
  • phần liên quan — bên phải trường nhập hiển thị từ vựng hiện thời của nhóm Việt hoá. Nếu bạn không đồng ý với từ vựng này, hãy thảo luận trong hộp thư chung. Rất quan trọng là chúng ta sử dụng cùng một từ vựng.

Vậy để dịch tập tin, bạn nhập bản dịch tiếng Việt vào trường bên phải chuỗi gốc, rồi nhấn vào liên kết Đệ trình. Chuỗi kế tiếp sẽ xuất hiện. Cũng có khả năng sử dụng phím tắt.

Để tìm thông tin thêm về Pootle, xem Pootle Việt.

Lên

Dịch ngoại tuyến

Tập tin PO chỉ là tập tin văn bản kiểu đặc biệt, vì vậy bạn có khả năng soạn thảo nó trong trình soạn thảo văn bản như OpenOffice (thành phần Writer). Tuy nhiên, trình soạn thảo thông dịch có thể làm cho công việc dịch là rất dễ hơn.

Có vài trình soạn thảo thông dịch khác nhau : ứng dụng thường dùng nhất trên Linux là Kbabel. Chương trình này có thể có sẵn với môi trường KDE, hoặc sẵn sàng thông qua hệ thống quản lý gói. hoặc bạn đơn giản có thể tải xuống nó. Đối với Linux và Windows, Pootling là một trình hiệu chỉnh bản dịch rất dễ dùng. Đối với hệ điều hành Mac OSX, khuyên bạn sử dụng LocFactoryEditor (xử lý XLIFF, PO và AppleGlot).

Định dạng tập tin PO thuộc về phần mềm gettext. Nếu bạn muốn có khả năng kiểm tra bản dịch có lỗi không, hoặc thao tác tập tin PO (trộn, cập nhật v.v.), bạn cần cài đặt gettext. Có thông tin chung thêm về các hàm gettext và định dạng PO trong tài liệu Dịch Thế Nào được tạo cho Dự án Thông Dịch.

Lên

3. Tôi dịch gì?

Bạn dịch văn bản có ích cho người dùng. Trong tập tin giao diện có chuỗi đại diện mục trình đơn, tên biểu tượng, tựa cửa sổ, thông điệp lỗi và nhãn khác nhau. Trong phần trợ giúp có chuỗi đại diện mẹo công cụ và thông tin bổ sung khác. Bạn cũng có dịp dịch tài liệu hướng dẫn, trang Web và trợ giúp khác.

Lên

3. Tôi không dịch gì?

Bạn cần dịch văn bản sẽ xuất hiện ở trên người dùng. Đôi khi dễ thấy, v.d.

Edit
hoặc
Click here to open a spreadsheet window
còn đôi khi không phải dễ, v.d.:
Welcome to the $[officename] Calc Help
hoặc
\<link href=\"text/scalc/01/04060100.xhp\" name=\"List of Categories and
Functions\"\>List of Categories and Functions\</link\>

Trong hai chuỗi này có biến (hay bộ giữ chỗ) và mã định dạng. Người dịch không nên dịch các cái này.

Lên

Biến

Chúng ta không dịch biến (hay bộ giữ chỗ) vì chương trình sẽ thay thế nó bằng giá trị vào lúc chạy. Trong mẫu ở trên, $[officename] sẽ được thay thế bằng tên của chương trình văn phòng.

Đôi khi khó phân biệt biến kiểu này, vì nó chứa nguyên từ tiếng Anh. Nhưng mà bạn không nên dịch nó, không nên dịch bất cứ biến nào. Khuyên bạn sao chép chuỗi gốc sang trường nhập, để tránh gõ sai biến.

Các kiểu biến gồm:

Kiểu Cấu trúc Thí dụ
Python %{danh_từ}s
%{số}d
%{user}s
%{files}d
printf %danh_từ
%số
%s
%d
cũng dùng trong OpenOffice &từ;
%từ
%từ%
$(từ)
$từ$
${từ}
#từ#
($từ)
$[từ]
[từ]
$từ
&login;
%PROGRAMNAME
%PROGRAMNAME%
$(register)
$user$
${login}
#input#
($timezone)
$[officename]
[slide]
$image

Biến kiểu [từ] đặc biệt là khó vì nó có thể là từ thật. Nếu bạn chưa chắc, hãy hỏi trong hộp thư chung. Có thông tin thêm về biến ở Translate Wiki (trang tiếng Anh).

Lên

Mã định dạng

Phần trợ giúp chứa rất nhiều mã định dạng HTML và kiểu khác, để hiển thị văn bản cho người dùng chương trình. Khuyên bạn sao chép chuỗi gốc sang trường nhập, rồi dịch văn bản sẽ được hiển thị. Đừng dịch <từ nào nằm giữa hai dấu ngoặc nhọn>.

Trong mẫu ở trên:

\<link href=\"text/scalc/01/04060100.xhp\" name=\"List of Categories and
Functions\"\>List of Categories and Functions\</link\>
bạn thấy cụm từ tiếng Anh List of Categories and Functions hai lần. Cả hai cụm từ là văn bản tiếng Anh. Tuy nhiên, một cụm từ nằm giữa hai ngoặc nhọn: cụm từ thứ nhất. Cụm từ thứ hai nằm sau cặp dấu ngoặc nhọn, trước cặp kế tiếp. Vậy đối với chuỗi đó, bạn sao chép nó sang trường nhập:

\<link href=\"text/scalc/01/04060100.xhp\" name=\"List of Categories and
Functions\"\>List of Categories and Functions\</link\>

rồi tô sáng/xoá cụm từ không nằm giữa hai dấu ngoặc nhọn, và thay thế nó bằng bản dịch:

\<link href=\"text/scalc/01/04060100.xhp\" name=\"List of Categories and
Functions\"\>Danh sách các Loại và Hàm\</link\>

Chuỗi này lúc bây giờ được dịch xong. :)

Mẫu 2:

\<switchinline select=\"appl\"\>\<caseinline
select=\"CALC\"\>\<link href=\"text/shared/01/04050000.xhp\"
name=\"Note\"\>Note\</link\>\</caseinline\>\<defaultinline\>
;\<link href=\"text/shared/01/04050000.xhp\"
name=\"Note\"\>Note\</link\>\</defaultinline\>\</switchinline\>

Khi bạn phân biệt chỉ văn bản không nằm giữa hai dấu ngoặc nhọn, không có nhiều :

\ \ \Note\ \ \ \Note\ \ \

Chúng ta không cần dịch dấu xuyệc thì chỉ dịch văn bản còn lại:

\<switchinline select=\"appl\"\>\<caseinline
select=\"CALC\"\>\<link href=\"text/shared/01/04050000.xhp\"
name=\"Note\"\>Ghi chú\</link\>\</caseinline\>\<defaultinline\>
;\<link href=\"text/shared/01/04050000.xhp\"
name=\"Note\"\>Ghi chú\</link\>\</defaultinline\>\</switchinline\>

Hoàn tất. :)  Chương trình sẽ cung cấp các mục khác vào lúc chạy.

Mẫu 3:

<ahelp hid=\".uno:FormatMenu\"\>The \<emph\>Format\</emph\>
menu contains commands for formatting selected cells, \<link
href=\"text/shared/00/00000005.xhp#objekt\"
name=\"objects\"\>objects\</link\>, and cell contents in your
document.\</ahelp\>

Văn bản không nằm giữa hai dấu ngoặc nhọn là:

The \Format\ menu contains commands for formatting selected cells,
\objects\, and cell contents in your document.\

Vậy chúng ta dịch như thế:

<ahelp hid=\".uno:FormatMenu\"\>Trình đơn \<emph\>Định
dạng\</emph\> chứa các lệnh để định dạng những ô, \<link
href=\"text/shared/00/00000005.xhp#objekt\"
name=\"objects\"\>đối tượng\</link\>, và nội dung ô đã chọn trong tài
liệu của bạn.\</ahelp\>

Mẫu 4:

\<variable id=\"main0200\"\>\<link href=\"text/scalc/main0200.xhp\"
name=\"Toolbars\"\>Toolbars\</link\>\</variable\>

Trong chuỗi này, văn bản cần dịch chỉ là "Toolbars":

\<variable id=\"main0200\"\>\<link href=\"text/scalc/main0200.xhp\"
name=\"Toolbars\"\>Thanh công cụ\</link\>\</variable\>

Mẫu 5:

\<image id=\"img_id8354747\"
src=\"res/commandimagelist/sc_paralefttoright.png\" width=\"0.222inch\"
height=\"0.222inch\"\>\<alt id=\"alt_id8354747\"\>left to right
icon\</alt\>\</image\>

Chúng ta bỏ qua tất cả trừ "left to right icon":

\<image id=\"img_id8354747\"
src=\"res/commandimagelist/sc_paralefttoright.png\" width=\"0.222inch\"
height=\"0.222inch\"\>\<alt id=\"alt_id8354747\"\>biểu tượng bên trái
qua phải\</alt\>\</image\>

Mẫu 6:

\<ahelp hid=\"HID_SC_WIN_PREVIEW\"\>The \<emph\>Page
Preview\</emph\> Bar is displayed when you choose \<emph\>File -
Page Preview\</emph\>.\</ahelp\>

được dịch sang:

\<ahelp hid=\"HID_SC_WIN_PREVIEW\"\>Thanh \<emph\>Xem thử
trang\</emph\> được hiển thị khi bạn chọn mục trình đơn \<emph\>Tập
tin > Xem thử trang\</emph\>.\</ahelp\>

Mẹo: nếu bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt văn bản cần dịch trong chuỗi chứa mã định dạng, mở tập tin (hoặc dán chuỗi vào) trình soạn thảo văn bản có khả năng tô sáng cú pháp. Chỉ văn bản thật không được tô sáng. ;)

Lên

Tôi tìm trợ giúp ở đâu?

Chúng ta giúp đỡ với nhau. Bạn hỏi câu trong hộp thư chung, hoặc viết lá thư cho . Câu hỏi thường gặp nào sẽ được thêm vào trang này. :)

Lên
 
OpenOffice.org Việt
Giới thiệu
Duyệt qua
Liên quan đến...
Lịch sử
Sản phẩm
Giấy phép
Tải vềTải xuống
Dự án
Phát triển
Bắt lỗi chính tả 
Hỏi ĐápHỏi Đáp
Trợ giúp 
Hộp thư chung
Tài liệuTài liệu
Wiki
Từ điển
Tìm từ cấu tạo
Tham gia
Đóng gópĐóng góp
Thông báo lỗiThông báo lỗi
Liên hệ
Liên hệHộp thư chung
Địa chỉ
Lặt vặt
Công trạng
Hợp pháp

Apache Software Foundation

Copyright & License | Privacy | Contact Us | Donate | Thanks

Apache, OpenOffice, OpenOffice.org and the seagull logo are registered trademarks of The Apache Software Foundation. The Apache feather logo is a trademark of The Apache Software Foundation. Other names appearing on the site may be trademarks of their respective owners.